Liệu pháp xông hơi đã được sử dụng từ xa xưa và là một hoạt động cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Xông hơi đem lại những lợi ích to lớn cho những người mắc bệnh tim mạch và các bệnh về da. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp thư giãn, giảm đau, làm sạch cơ thể và giải độc.
Bên cạnh những lợi ích, tác hại của xông hơi là điều khiến nhiều người lo lắng. Dưới đây là 6 mối nguy hiểm của phòng xông hơi đem lại và cách xông hơi an toàn.
1. Tác hại của xông hơi
Dưới đây là 6 tác hại của việc xông hơi và cách phòng tránh tác hại này nếu có thể:
1.1. Gây mất nước
Đây là tác hại của việc xông hơi mà nhiều người có thể gặp phải. Nhiệt độ cao trong phòng xông hơi giúp cơ thể đổ mồ hôi và từ đó giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, đổ mồ hôi nhiều có thể khiến cơ thể mất nước và gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
Nhưng có điều đáng mừng là tác dụng phụ này khi xông hơi có thể phòng ngừa và khắc phục nhanh chóng. Trước khi xông hơi và sau khi xông hơi, bạn nên uống 1-2 cốc nước để bù nước cho cơ thể. Đặc biệt, sau khi xông hơi xong bạn cũng có thể uống nước điện giải giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
1.2. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới
Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao có thể làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Do vậy, nếu nam giới đang trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt những người đang trong giai đoạn mong muốn có con thì nên tránh phương pháp chăm sóc sức khoẻ này.
1.3. Gây hại cho phụ nữ đang mang thai
Nhiệt độ cao trong phòng xông hơi có thể dẫn đến sự tăng nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng, điều này có thể gây ra tình trạng stress nhiệt cho thai nhi và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.
Ngoài ra, việc tăng nhiệt độ cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và oxy đến thai nhi, làm gián đoạn sự phát triển bình thường của em bé.
1.4. Hạ huyết áp quá mức
Như đã biết, xông hơi là liệu pháp chăm sóc sức khỏe tốt cho tim mạch nhờ cải thiện lưu thông máu và giúp hạ huyết áp.
Tuy nhiên, xông hơi có thể dẫn đến việc hạ huyết áp quá mức do sự giãn nở của các mạch máu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khi mạch máu giãn ra, áp lực của máu lưu thông trong hệ thống mạch máu giảm đi, dẫn đến việc giảm huyết áp. Ngoài ra, việc mất nước qua mồ hôi cũng có thể làm giảm lượng máu lưu thông, từ đó gây hạ huyết áp.
Tuy nhiên, hạ huyết áp quá mức có thể gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Huyết áp giảm đột ngột nghiêm trọng sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu oxy. Điều này có thể dẫn đến tổn thương tim, não và các cơ quan khác.
Thông thường, những người bị hạ huyết áp quá mức thường do xông hơi lâu. Đây là lý do mọi người luôn được khuyến khích không nên xông hơi quá 20 phút/lần. Đặc biệt, những người bị huyết áp thấp nên chú ý khi sử dụng liệu pháp chăm sóc sức khỏe này.
1.5. Khô da
Xông hơi quá thường xuyên và không cấp ẩm cho da sau mỗi lần xông hơi sẽ khiến da dễ bị khô, bong tróc. Đây không phải tác hại quá nguy hiểm nhưng khi duy trì thói quen này lâu dần, xông hơi sẽ không có tác dụng làm sạch da và giảm mụn trứng cá, ngược lại da của bạn trông sẽ khô và xỉn màu hơn.
1.6. Có thể hít phải nấm mốc và vi khuẩn
Môi trường ấm áp, ẩm ướt như phòng xông hơi có thể là môi trường lý tưởng để các sinh vật phát triển và sinh sôi. Sau khi xông hơi mà không vệ sinh và đảm bảo phòng xông hơi khô thoáng, nấm và các loại vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển. Thường xuyên hít phải nấm mốc, vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt có thể gây hen suyễn, viêm phổi
Nhưng bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này, vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ có thể phòng ngừa được tác hại này của việc xông hơi.
Một số lưu ý khác khi xông hơi:
– Những người không nên xông hơi: Lời khuyên và cảnh báo sức khoẻ
– Cách xông hơi đúng và an toàn, đem lại hiệu quả cao
– Xông hơi cần chuẩn bị gì? Những vật dụng thiết yếu không thể thiếu
– Máy xông hơi và những điều gia đình bạn cần biết
2. Ai không nên xông hơi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe?
Tác hại của phòng xông hơi ai cũng có thể gặp phải nhưng một số trường hợp dễ gặp hơn và đặc biệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những trường hợp không nên xông hơi hoặc cần xông hơi theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ:
– Người bị huyết áp thấp
– Người bị đau tim và đột quỵ gần đây
– Nam giới trong độ tuổi sinh sản
– Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi, người già có sức khỏe yếu
– Người bị bệnh động mạch vành và đa xơ cứng
– Người bị bệnh truyền nhiễm
– Người đang bị sốt
– Đã uống rượu
– Người mắc chứng không dung nạp nhiệt
3. Xông hơi đúng cách như thế nào?
Để tránh gặp những tác hại của xông hơi cũng như nhận được những lợi ích sức khỏe khi xông hơi, bạn nên xông hơi theo 6 bước dưới đây.
– Bước 1: Chuẩn bị sức khoẻ và và tinh thần như uống đủ nước, ăn nhẹ, kiểm tra sức khoẻ, lắng nghe cơ thể, thư giãn tinh thần.
– Bước 2: Khởi động phòng xông hơi, trong thời gian này bạn có thể đi tắm để loại bỏ hết các bụi bẩn.
– Bước 3: Bước vào phòng xông hơi và thư giãn. Khi xông hơi bạn nên lưu ý nên làm nóng cơ thể từ từ. Bắt đầu với một nhiệt độ thấp để cơ thể có thể thích nghi, sau đó tăng dần theo sự chịu đựng của bạn.
Bạn nên xông hơi trong khoảng 10-15 phút/lần nếu đã quen với việc xông hơi bạn có thể xông hơi đến 20 phút/lần. Tuy nhiên, không nên xông hơi quá 20 phút.
– Bước 4: Hạ nhiệt cơ thể dần dần: Bạn nên bước ra khỏi phòng xông hơi một cách từ từ để tránh khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Nếu là phòng xông hơi của gia đình, bạn có thể giảm nhiệt độ dần và sau đó bước ra ngoài.
– Bước 5: Nghỉ ngơi: Sau khi xông hơi, hãy nghỉ ngơi trong một không gian mát mẻ để cơ thể có thể hồi phục và làm mát dần trong khoảng 30 phút. Lúc này bạn có thể bù nước và ăn nhẹ.
– Bước 6: Tắm lại: Khi xông hơi cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Do đó, bạn nên tắm lại một lần nữa để làm sạch da và thoa kem dưỡng ẩm.
Trên đây là những tác hại của xông hơi sai cách cũng như những trường hợp không nên xông hơi. Nếu bạn còn những thắc mắc muốn giải đáp về việc xông hơi, sử dụng phòng xông hơi,… bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ qua hotline 0962364088.
Xem thêm các loại phòng xông hơi tại SOYA TEAM TẠI ĐÂY.